Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND xã Phong Hải
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của UBND xã Phong Chương
Ngày cập nhật 10/08/2022

PHẦN THỨ NHẤT

Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021

          I. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu:

          Nghị quyết HĐND xã đề ra 13 chỉ tiêu, dự ước đến cuối năm 2021, có 11/13 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch, trong đó một số chỉ tiêu vượt kế hoạch như tổng sản lượng lương thực có hạt 11.717/10.500 tấn, đạt 110,59 % so với kế hoạch; tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.812/1.669 triệu đồng, đạt 108,5% so với kế hoạch.

  Có 02 chỉ tiêu dự ước không hoàn thành, đó là: Chỉ tiêu về thu nhập bình quân đầu người, nguyên nhân chủ yếu là do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, hoạt động ngành nghề, việc làm trên địa bàn xã; trong chăn nuôi thì chưa phát triển sau dịch tả lợn Châu Phi,…do đó, làm giảm đáng kể nguồn thu nhập của người lao động. Chỉ tiêu về bê tông hóa giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương, nguyên nhân không đạt là do nguồn vốn đầu tư chưa đảm bảo, phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

  Kết quả đạt được (có phụ lục kèm theo)

II. Kết quả nổi bật:

          Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2021, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn của nền kinh tế, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid 19 gây ra đã bùng phát trở lại, diễn biến hết sức phức tạp hơn ở nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có xã Phong Chương, chăn nuôi chưa phục hồi sau bệnh dịch tả lợn Châu Phi, hậu quả thiệt hại do thiên tai (lụt, bão trong năm 2020) đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc làm, học tập và đời sống,…của đại đa số người dân trên địa bàn xã và việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021.

          Từ những khó khăn trên, song nhờ sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của UBND huyện, sự phối hợp của các ngành cấp huyện, cùng với truyền thống cách mạng, sự đoàn kết, thống nhất và nổ lực, không chịu khuất phục trước thiên tai, dịch bệnh,... của cán bộ và nhân dân xã nhà nên tình hình KT-XH năm 2021 đã đạt được kết quả đáng kể trên các lĩnh vực.

          Kết quả nổi bật nhất trong năm 2021 là về lĩnh vực nông nghiệp, nhất là đối với cây lúa nhờ áp dụng công nghệ, khoa học-kỷ thuật vào các khâu trong trồng trọt; chọn giống chất lượng, phù hợp với thổ nhưỡng cũng đặc biệt quan tâm vì đây

là yếu tố quyết định năng suất, giá trị sản phẩm cây trồng. Năm 2021 sản xuất lúa được mùa cả 2 vụ, năng suất bình quân đạt cao nhất từ trước đến nay.

          Mặc dù bị tác động lớn về việc làm, thu nhập do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng về lĩnh vực an sinh xã hội đã được chú trọng chăm lo, đời sống nhân dân cơ bản ổn định, trên địa bàn xã không có hộ thiếu đói, tỷ lệ hộ thoát nghèo đạt kế hoạch đề ra; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết, sẻ chia khó khăn trong các tầng lớp nhân dân xã nhà với những đối tượng, những địa phương khác bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh được phát huy mạnh mẽ. Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn xã cho đến thời điểm hiện tại được kiểm soát chặt chẽ.

III. Tình hình phát triển trên các lĩnh vực:

1. Lĩnh vực kinh tế:

1.1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:

  a, Trồng trọt:

    - Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy cả năm là 1.765,34 ha, năng suất bình quân đạt 66,37 tạ/ha tăng 6,14 tạ/ha so với năm 2020, tổng sản lượng 11.717 tấn, tăng 1.122 tấn so với năm 2020, đạt 110,59% kế hoạch. Trong đó, lúa chất lượng cao là 419,02 ha sản xuất theo hướng VietGap, năng suất bình quân đạt 66,46 tạ/ha.

Đã đưa vào sản xuất các mô hình, như: Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGap 50 ha (Mỹ Phú 30 ha, Trung Thạnh 20 ha); liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm 15 ha ở HTX Mỹ Phú, đã làm thay đổi được ý thức canh tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả cho năng suất cao; mô hình hạ độc phèn, tăng năng suất cây lúa với diện tích 16 ha cho 45 hộ ở HTX Đại Phú.

- Diện tích một số loại cây trồng khác: Cây lạc: 12,5 ha, năng suất đạt 20 tạ/ha; cây ớt: 05 ha, năng suất đạt 30 tạ/ha; cây sắn: 24 ha, nhưng do giống sắn bị nhiễm bệnh Khảm lá sắn nên khi bà con nông dân trồng được một thời gian thì xuất hiện bệnh(10 ha nhiễm bệnh từ 30-70%, 13 ha nhiễm trên 70%), đã chỉ đạo người dân nhổ bỏ và xữ lý.

b, Chăn nuôi, thú y:

Tổng đàn hiện có: Lợn 3.850 con; đàn trâu, bò, gia cầm được duy trì, ổn định số lượng.

Kiểm tra, theo dõi tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn, trong đó tập trung công tác phòng chống dịch bệnh; triển khai công tác tiêm phòng Vụ Xuân 2021, đến nay đã tiêm: Tụ huyết trùng trâu, bò đạt 100% kế hoạch, vắc xin tam liên lợn đạt 85% kế hoạch, vắc xin dại chó đạt 90,5%.

c, Thủy sản:          Đã tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản theo mô hình sen – cá ở diện tích ruộng thấp trũng khó canh tác, các ao, hồ,trằm với diện tích là 14 ha đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, ước thu 50-70 triệu đồng/ha.

d, Lâm nghiệp: Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng tiếp tục được duy trì. Đã tập trung tăng cường các biện pháp quản lý, phòng cháy, chữa cháy rừng; tổng số diện tích rừng hiện có là 737 ha. Đã thực hiện chính sách hỗ trợ cho người trồng rừng có diện tích bị đổ ngã do bão gây ra trong năm 2020.

Phối hợp với Ban quản lý dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế (FMCR) trồng cây bản địa để làm giàu rừng trên đất cát.  

e, Thủy lợi: Đã chỉ đạo kịp thời nạo vét, khơi thông kênh mương, hói, trằm hồ để lấy nước, các trạm bơm hoạt động tốt, đảm bảo phục vụ tưới, tiêu cho diện tích lúa trên địa bàn. 

f, Công tác quản lý HTX: Chỉ đạo, hướng dẫn các hợp tác xã, tổ hợp tác xây dựng và triển khai phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ năm 2021. Hoạt động của các HTX đã từng bước có chuyển biến tích cực trong điều hành sản xuất, phát triển các khâu dịch vụ, đẩy mạnh kinh doanh các mặt hàng vật tư nông nghiệp, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Đã chỉ đạo các HTX, THT tiến hành đại hội hết nhiệm kỳ và đại hội tổng kết SXKD, DV năm 2021.

1.2. Tiểu thủ Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ:

Tập trung phát triển TTCN - Thương mại - Dịch vụ – Ngành nghề theo hướng đa dạng, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp, tiểu thương đầu tư, kinh doanh.  Ngành nghề truyền thống được duy trì, phát triển khá, thu hút nhiều lao động. Các loại hình dịch vụ gắn với thị trường, hoạt động thương mại ngày một phát triển. UBND xã đã lập hồ sơ và tiếp nhận dự án khuyến công cho 2 hộ gia đình để hỗ trợ phát triển ngành nghề đó là: 01 máy làm mì lát với trị giá 100 triệu đồng cho hộ ông Lê Viết Cưỡng ở thôn Nhất Phong và 01 máy cán tôn cho doanh nghiệp ông Lê Phước Thạnh ở thôn Nhất Phong với trị giá 50  triệu đồng.

1.3. Tài chính Tín dụng:

Tổng thu ngân sách nhà nước xã, ước đạt 15.265/8.684 triệu đồng, đạt 175,7% so với dự toán. Trong đó, thu tại địa bàn: 1.812/1.669 triệu đồng, đạt 108,5%. Tổng chi ngân sách ước đạt  15.265/8.684 triệu đồng, đạt 175,7% so với dự toán.

Công tác tín dụng: Hoạt động có hiệu quả, góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho nhân dân, đến nay dư nợ tại Ngân hàng CSXH là gần 40 tỷ đồng.

                1.4. Công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng:

 Đã trình UBND huyện phê duyệt phương án thiết kế tổng mặt bằng đất ở kết hợp thương mại dịch vụ chợ Phong Chương, hiện nay đã được UBND huyện phê duyệt quy hoạch, đang phối hợp với tư vấn lập hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu quy hoạch chợ để thẩm định và trình phê duyệt, sau khi được phê duyệt sẽ lập các hồ sơ để giao đất và thi công đầu tư hạ tầng kỹ thuật để sớm tổ chức đấu giá; tập trung chỉ đạo đẩy nhanh và hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng khu quy hoạch Trung Thạnh và đã hoàn thành các hồ sơ thủ tục liên quan đến công tác tổ chức đấu giá.

           Trong năm 2021, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn do xã quản lý 6.556 triệu đồng.Cụ thể đầu tư các công trình:

- Sửa chửa đường từ TL4 đến trạm bơm Bến Cai thôn Mỹ Phú: 1.162 triệu đồng.

- Giải phóng mặt bằng Trường mầm non Phong Chương 2: 1.075 triệu đồng.

- Nhà vệ sinh trường Mầm non Phong Chương 2: 313 triệu đồng

- Sửa chửa trường Tiểu học Phong Chương (cơ sở Mỹ Phú): 354 triệu đồng.

- Sửa chửa trường THCS Nguyễn Tri Phương: 560 triệu đồng.

- Sửa chữa hệ thống cửa UBND xã: 780 triệu đồng.

- Hạ tầng đấu giá đất khu xen ghép Trung Thạnh- Chính An: 607 triệu đồng.

- Đường GTNT theo cơ chế đặc thù: 1.035 triệu đồng.

- Xây mới, sửa chữa kênh mương theo cơ chế đặc thù: 208 triệu đồng.

- Đường GTNT do Công ty xi măng Đồng Lâm hỗ trợ: 339 triệu đồng.

- Sân bê tông, quét vôi tường rào trường THCS Nguyễn Tri Phương: 99 triệu đồng.

Đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư xây dựng các công trình thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình từ tiền bán đấu giá đất trình thẩm định, phê duyệt theo quy định, tiếp tục triển khai đầu tư các tuyến đường GTNT và kênh mương theo cơ chế đặc thù trong năm 2021.

Công tác quyết toán vốn đầu tư của các công trình còn tồn đọng các năm trước đã hoàn thành. Đã lập hồ sơ quyết toán các công trình hoàn thành trong năm 2020 trình huyện thẩm tra quyết toán theo quy định.

1.5. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường:

a, Về công tác quản lý đất đai: Tiếp tục phối hợp với đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ đo đạc bản đồ địa chính sau dồn điền đổi thửa để lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận theo quy định, đến nay đã đo đạc xong 5 đơn vị đó là: THT Bàu, HTX Nhất Phong, Mỹ Phú, Trung Thạnh và Phú Lộc, tiếp tục đo đạc các đơn vị còn lại, dự kiến sẽ hoàn thành công tác đo đạc trong năm 2021; phối hợp với đơn vị tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã Phong Chương đã trình UBND huyện thẩm định và phê duyệt, sau khi được phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch sẽ tập trung rà soát lập quy hoạch chi tiết của xã và tổ chức lấy ý kiến tham gia sau đó trình HĐND xã thông qua quy hoạch và trình UBND huyện phê duyệt, thời gia dự kiến trình phê duyệt quy hoạch vào quý 1 năm 2022.

b, Về công tác đấu giá, giao đất: Đã tập trung rà soát các khu vực đất để bổ sung vào quy hoạch của xã, tập trung cho công tác lập quy hoạch và phê duyệt quy hoạch các khu đất đấu giá năm 2021 và 2022.

Phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất  tổ chức đấu giá 10 lô đất khu dân cư thôn Trung Thạnh, dự kiến vào quý 4 năm 2021.

c, Về công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ:  UBND xã tiếp nhận và hướng dẫn lập hồ sơ cấp đổi và cấp mới giấy chứng nhận QSDĐ ở cho nhân dân theo kế hoạch,  tỷ lệ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn xã:

- Cấp mới: đạt 96,81 % về số thửa và 97,08 % về diện tích.

- Cấp đổi: đạt 50,33 % về số thửa và 47,37 % về diện tích.

d, Về công tác quản lý tài nguyên và môi trường, khoán sản: Thường xuyên tổ chức tuần tra, theo dõi phát hiện và xử lý các đối tượng khai thác cát trộm, trái phép trên địa bàn xã.

Về môi trường trên địa bàn xã đã được quan tâm. Tổ chức phát động, tuyên truyền và triển khai thực hiện phong trào “Ngày chủ nhật xanh” được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực; người dân đã có ý thức cao hơn trong việc thu gom và phân loại rác thải.

          2. Lĩnh vực Văn hóa- xã hội:

          2.1. Giáo dục: Chỉ đạo các trường tập trung công tác dạy học đảm bảo chương trình, kế hoạch kể cả trong thời gian cho học sinh nghỉ học ở trường do dịch bệnh Covid 19. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Năm học 2020-2021 số lượng học sinh ở các bậc học trong năm học duy trì ổn định, THCS đạt 99,7% kế hoạch; Tiểu học đạt 100% kế hoạch; Mầm non: Nhà trẻ đạt 40,5% (giảm 1,1% so với năm học trước), mẫu giáo đạt 98,4%, trong đó trẻ 5 tuổi đạt 100% kế hoạch.

          Kết quả xét hoàn thành chương trình Tiểu học và tốt nghiệp THCS: đạt 100%.

          2.2. Y tế:

  Tập trung nguồn lực, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp để phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19; đã thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo, Tổ tuyên truyền, Tổ kiểm tra liên ngành về phòng chống dịch Covid-19, Tổ phòng, chống dịch cộng đồng, Khung cách ly tập trung tại trường Tiểu học Phong Chươg (cơ sở 2); đã tổ chức thực hiện tốt việc cách ly, theo dõi, giám sát y tế tại nhà, giãn cách xã hội, ký cam kết phòng chống dịch Covid-19 theo đúng quy định và chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên; rà soát, lập danh sách và tổ chức tiêm vắc xin ngừa dịch bệnh Covid-19 cho đối tượng theo hướng dẫn; nghiêm túc thực hiện công tác trực cấp cứu và khám chữa bệnh kịp thời cho nhân dân trên địa bàn; chương trình tiêm chủng mở rộng được thực hiện theo đúng định kỳ.

  2.3. Dân số - gia đình và trẻ em: Công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình và trẻ em được quan tâm nhằm góp phần nâng  cao chất lượng dân số, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, năm 2021 toàn xã tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 20,05%. Thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; chú trọng công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em.

  2.4. Văn hóa- thông tin- thể thao: Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền chào mừng các ngày lễ, các sự kiện chính trị của quê hương, đất nước trong năm đặc biệt là tổ chức tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân câc cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng thời tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn. Tổ chức thành công Đại hội thể dục, thể thao xã Phong Chương lần thứ V, năm 2021.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Đề án “Nâng cao chất lượng làng, thôn, cơ quan, gia đình văn hóa trên địa bàn xã. Thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử trên địa bàn.

2.5. Lao động, chính sách và an sinh xã hội:

Chỉ đạo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội. Đã tiếp nhận, cấp phát kịp thời và đúng đối tượng số lượng quà, tiền trợ cấp lễ, tết, hỗ trợ khó khăn của trung ương, tỉnh, huyện, xã, các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm với tổng giá trị 524.903.100 đồng/2.053 xuất.

Về chính sách nhà ở: Thực hiện theo Quyết định 48: Đã xây mới 02 nhà cho hộ nghèo; thực hiện theo Quyết định 22: Đã tổ chức rà soát, khảo sát và lập danh sách về hỗ trợ sửa chữa và xây mới nhà ở cho 36 đối tượng, năm 2021đã xây mới 01 nhà, sửa chữa 04 nhà. Tổng kinh phí đầu tư cho chính sách nhà ở năm 2021 là 585 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 240 triệu đồng.

Đã thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề gắn với xuất khẩu lao động; chú trọng quan tâm tạo điều kiện để lực lượng lao động trẻ, có tay nghề vào làm việc tại các công ty, nhà máy ở khu công nghiệp huyện Phong Điền trong hoàn cảnh khó khăn về việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Nhu cầu tuyển dụng lao động của các công ty và công tác đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài gặp nhiều khó khăn (trong năm 2021 có 03 lao động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc làm việc). Đã phối hợp với Trung tâm hướng nghiệp-dạy nghề huyện đã tổ chức mở lớp đào tạo nghề cho 22 lao động về “kỷ thuật chế biến món ăn”.

Tổng số hộ nghèo sau rà soát còn 141 hộ (tỷ lệ 2,47%); hộ cận nghèo: 222 hộ.

          2.6. Công tác Tư pháp – Hộ tịch:

Ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn xã năm 2021. Tổ chức triển khai phổ biến Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cho cán bộ các ban ngành, đoàn thể cấp xã, cấp thôn.

Tiếp tục thực hiện tốt Luật hộ tịch, các quy định về chứng thực, cấp bản sao,…

          3. Quốc phòng – An ninh:

3.1. Về quốc phòng: Duy trì nghiêm túc chế độ trực ban, trực chỉ huy, trực chiến, bảo đảm an toàn tuyệt đối các mục tiêu, địa bàn; thực hiện tốt phương án, kế hoạch phòng chống cháy nổ và bão lụt.

          Tổ chức giao quân năm 2021 là 10 thanh niên, đảm bảo 100% chỉ tiêu; tiếp nhận 12 quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Hoàn thành công tác đăng ký độ tuổi 17 và phúc tra độ tuổi 18-27; phúc tra lực lượng dự bị động viên trên địa bàn xã.

Hoàn thành công tác huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị cho lực lượng DQTV năm 2021, kết quả đạt loại khá, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện

Chuẩn bị các điều kiện để tuyển quân năm 2022.

3.2. Tình hình an ninh chính trị  và trật tự an toàn xã hội: Tình hình an ninh chính trị cơ bản được giữ vững ổn định, đã chủ động nắm chắc tình hình an ninh tôn giáo, an ninh kinh tế và nội bộ nhân dân, quản lý địa bàn, chú ý các hoạt động của người nước ngoài, Việt kiều đến địa bàn thăm thân, du lịch…Không để hình thành các điểm nóng, tranh chấp khiếu kiện vượt cấp. Chủ động làm tốt công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và các sự kiện lớn trong năm 2021; chủ động và thường xuyên bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng xử lý các tình huống xảy ra và phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy và chữa cháy. Trong năm lực lương Công an xã đã tiến hành thu thập, cập nhật, chỉnh sữa thông tin dân cư và phối hợp với Công an huyện Phong Điền tiến hành thu nhận và cấp trên 5000 căn cước công dân cho người dân trong xã. 

           Xử lý nghiêm và kịp thời các đối tượng vi phạm về trật tự an toàn xã hội, trong năm 2021 Công an xã đã xử lý 03 vụ, 10 đối tượng và 05 đối tượng vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ.

Tổ chức kiểm tra các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các quán ăn, uống… việc chấp hành lệnh tạm dừng hoạt động của các quán kinh doanh không thiết yếu như quán karaoke, vui chơi giải trí trẻ em và việc chấp hành của số công dân đi cách ly tập trung về tiếp tục theo dõi, giám sát y tế tại nhà.

          4. Xây dựng chính quyền:

          Đã tổ chức triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021; đồng thời ký kết giao ước thi đua về đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh năm 2021.

Công tác cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm và duy trì thường xuyên. Tiếp tục triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015; vận hành có chất lượng trang mạng phục vụ cho công tác quản lý và điều hành nhất là trang tác nghiệp điều hành đa cấp.

 Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã theo phương thức “4 tại chỗ”, năm 2021 đã tiếp nhận giải quyết 6.500 hồ sơ, tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hẹn đạt 94%; tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến mức độ 3 đạt 96%; tỷ lệ số hóa hồ sơ đạt 98%.

          Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư được duy trì và thực hiện đúng luật định. Trong năm 2021 đã tiếp công dân 22 lượt; tiếp nhận 12 đơn kiến nghị, tranh chấp liên quan đến đất đai. UBND xã đã tiến hành giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật, đến nay đã giải quyết 10 đơn, còn 2 đơn đang giải quyết.

          Tập trung các điều kiện phục vụ, tổ chức cuộc bầu cử  đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên địa bàn xã thành công tốt đẹp; đảm bảo bầu đủ, bầu đúng số lượng, cơ cấu.

          Đảm bảo tốt các điều kiện cho các kỳ họp HĐND xã khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.

 

 

          IV. Nhận xét, đánh giá:

1. Kết quả đạt được:

Nhìn chung, năm 2021 kết quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng có những kết quả phấn khởi:

- Trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, song nhờ sự quan tâm của các ban, ngành cấp huyện, sự theo dõi và chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, sự phối hợp đồng bộ của hệ thống chính trị các cấp trong xã nên đã kịp thời khắc phục được những khó khăn, hạn chế thiệt hại cho người nông dân, do đó sản xuất nông nghiệp (về trồng trọt) đã hoàn thành vượt bật, năng suất, sản lượng đạt cao nhất từ trước đến nay. Các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đạt tỷ lệ khá cao.

- Công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng tập trung chỉ đạo thực hiện tốt.

- Thu ngân sách vượt kế hoạch so với dự toán huyện giao, công tác quyết toán vốn các công trình đã thực hiện đảm bảo theo quy định.

- Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin tuyên truyền được quan tâm, chú trọng, đặc biệt là chỉ đạo quyết liệt trong phòng chống dịch bệnh Covid-19; thực hiện đảm bảo đúng, kịp thời các chế độ, chính sách và an sinh xã hội.

- Tình hình quốc phòng, an ninh trên địa bàn tiếp tục được giữ vững; công tác tôn giáo được quan tâm; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoạt động đi vào nề nếp, phát huy hiệu quả.

- Công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật luôn được quan tâm thực hiện tốt; công tác giải quyết đơn thư xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật.

2. Một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2021:

- Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: Việc tổ chức thực hiện, nhân rộng một số đề án, mô hình, kế hoạch trong nông nghiệp còn chậm. Vai trò của một số HTX nông nghiệp trong việc thúc đẩy, phát triển kinh tế hộ còn hạn chế, chậm được đổi mới. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất trang trại như hệ thống điện, đường giao thông tại các vùng quy hoạch chưa được đầu tư kịp thời.

- Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại: Tiến độ lập và phê duyệt phương án tổng mặt bằng, đầu tư kết cấu hạ tầng tại khu vực chợ còn chậm, việc chuyển đổi mô hình chợ (khu vực chợ xã) triển khai chậm; một số ngành nghề tồn tại theo quy mô hộ, thiếu tính liên kết.

- Trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng cơ bản: Trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng cơ bản: Công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu quy hoạch đấu giá còn chậm, công tác lập và thẩm định hồ sơ các cơ quan chức năng cấp trên còn kéo dài; công tác quản lý, giám sát, đôn đốc một số công trình trong XDCB vẫn còn bất cập, khó khăn.

- Trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Công tác cấp đổi giấy chứng nhận còn gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến các quy định của pháp luật; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn tồn tại một số sai sót. Công tác phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại nguồn chưa đảm bảo yêu cầu, việc thu gom và xử lý rác thải nông ngiệp như bao bì, chai thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng chưa được thực hiện triệt để. Quá trình kiểm tra, xử lý các tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật về môi trường, khoáng sản chưa quyết liệt. Việc triển khai đề án “Ngày chủ nhật xanh” ở một số cơ quan, đơn vị không được duy trì thường xuyên.

- Trong lĩnh vực văn hóa xã hội: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong quá trình thực hiện vẫn còn một số bất cập, nhất là việc thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức việc cưới, việc tang.

- Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh: Đối tượng thanh niên chưa chấp hành tốt Luật nghĩa vụ quân sự vẫn còn xãy ra; việc phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật trên một số lĩnh vực về an ninh trật tự, đất đai chưa được triệt để.

- Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền: Một số CBCC còn thiếu tính chủ động trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, chưa chấp hành tốt quy chế cơ quan. Việc giải quyết một số hồ sơ, thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông có khi, có lúc còn thiếu kịp thời dẫn đến vẫn còn hồ sơ trể hẹn.

2. Nguyên nhân:

a. Nguyên nhân khách quan:

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tác động mạnh đến hầu hết trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương. Nguồn lực cho đầu tư phát triển còn hạn chế, nhất là vốn đầu tư phát triển cho các công trình quan trọng và cần thiết cho sản xuất, đời sống. Thời tiết có những giai đoạn diễn biến bất thường ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

b. Nguyên nhân chủ quan:

b.1. Nguyên nhân chung:

Công tác chỉ đạo, điều hành của UBND xã, công tác tham mưu của một số cơ quan, công chức chuyên môn ở một số lĩnh vực cụ thể còn thiếu khoa học, dàn trãi, thiếu trọng tâm và tính quyết liệt; một số nhiệm vụ triển khai còn chậm, quá trình thực hiện thiếu kiểm tra, đôn đốc thường xuyên. Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đảng ủy và HĐND xã có lĩnh vực chưa kịp thời.

Việc phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong việc thực hiện một số nhiệm vụ còn thiếu chặt chẽ. Chất lượng tham mưu của một số bộ phận, một số CBCC chưa đáp ứng yêu cầu.

b.2. Nguyên nhân cụ thể trên từng lĩnh vực:

- Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: Công tác dự báo và kiểm soát các loại dịch bệnh trên cây trồng còn thiếu chặt chẽ dẫn đến một số diện tích lúa bị sâu bệnh không xử lý kịp thời ảnh hưởng đến năng suất; thiếu chỉ đạo, đôn đốc việc tổ chức thực hiện, nhân rộng một số đề án, mô hình, kế hoạch trong nông nghiệp; một số dự án cần nguồn vồn đầu tư khá lớn nhưng nguồn ngân sách xã không đáp ứng được.

- Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Việc phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gặp khó khăn do chưa quan tâm đúng mức, còn lúng túng trong định hướng phát triển; các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp còn thiếu sự đầu tư, khó cạnh tranh với thị trường.

- Trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng cơ bản: Sự phối hợp chưa tốt giữa UBND xã với các phòng, ban chuyên môn cấp huyện trong việc thẩm tra, thẩm định thiết kế, dự toán dẫn đến thời gian thụ lý hồ sơ kéo dài, làm ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị đầu tư, triển khai xây dựng công trình.

- Trong lĩnh vực tài nguyên môi trường: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn thiếu chặt chẽ, đặc biệt đối với phần diện tích sai lệch,tăng thêm trong cấp đổi giấy chứng nhận. Các trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường, khoáng sản, đặc biệt là khai thác cát trái phép trên địa bàn xử lý chưa dứt điểm do các đối tượng lợi dụng vào ban đêm hoặc các ngày nghỉ của CBCC để thực hiện hành vi nên khó khăn trong việc xử lý; một số khu vực đất rừng sản xuất đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ sử dụng nhưng đã để cho các đối tượng vào khai thác khi chưa được cho phép mà không có biện pháp ngăn chặn làm khó khăn trong quá trình quản lý; chưa quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện thường xuyên Đề án “Ngày chủ nhật xanh”; phân loại rác thải tại nguồn còn hạn chế.

- Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền: Công tác chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy chế, quy định chưa được thường xuyên.

 

PHẦN THỨ HAI

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

 

 

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 tập trung vào các nội dung chính sau:

 

  I. Mục tiêu:

Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi nguồn lực khắc phục thiên tai, dịch bệnh để phát triển kinh tế- xã hội theo hướng nông nghiệp - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp - ngành nghề. Tăng cường quốc phòng, an ninh, đảm bảo ổn định chính trị - xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Xây dựng xã Phong Chương đạt chuẩn nông thôn mới.

 

II. Các chỉ tiêu chủ yếu:

1. Tổng sản lượng lương thực có hạt 10.500 tấn.

2. Phát triển đàn lợn cố định 5.000 con; duy trì ổn định đàn trâu, bò; đẩy mạnh phát triển đàn đàn gia cầm.

3. Huy động vốn đầu tư xây dựng cơ bản do xã quản lý khoảng 15 tỷ đồng.

4. Trồng sen kết hợp nuôi trồng thuỷ sản: 14 ha.

5. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 7.835 triệu đồng. (trong đó thu tiền bán đấu giá quyền sử dụng đất là 7.000 triệu đồng).

6. Thu nhập bình quân đầu người 36 triệu đồng/người/năm.

7. Bê tông hoá giao thông nông thôn 6 km, kiên cố hoá kênh mương 1km.

8. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên <0,9%; giảm tỷ lệ người sinh con thứ ba trở lên xuống <19%, Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn <6%.

9. Tỷ lệ huy động số trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ: >42%, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đi học mẫu giáo: >98%, trong đó trẻ 5 tuổi: 100%; tiểu học đạt 100%; trung học cơ sở >99%; trung học phổ thông >93%; xây dựng trường Mầm non Phong Chương 1 và  trường Mầm non Phong Chương 2 đạt chuẩn quốc gia.

10. 100% thôn, cơ quan đạt chuẩn văn hoá các giai đoạn và trên 96% gia đình đạt chuẩn văn hoá.

11. Tỷ lệ hộ nghèo còn <5% (theo chuẩn mới).

12. Giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động hàng năm từ 200-250 lao động; đưa lao động nông thôn đi làm việc ở nước ngoài là 10 lao động.

13. Tỷ lệ hộ thực hiện phân loại rác tại nhà 70-80%.

 

III. Chủ đề năm 2022: Tiếp tục đẩy mạnh kỷ cương, kỷ luật hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”.

 

IV. Các chương trình, dự án trọng điểm

1. Các chương trình trọng điểm:

- Chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng NTM.

- Chương trình Cải cách hành chính.

2. Các dự án trọng điểm:

- Dự án phát triển kinh tế nội đồng  kết hợp chăn nuôi tập trung theo hướng an toàn sinh học.

- Dự án đầu tư hạ tầng vào khu quy hoạch đấu giá đất ở và xây dựng, chỉnh trang khu trung tâm thương mại xã.

 

V. Kế hoạch thực hiện trên từng lĩnh vực:

1. Lĩnh vực kinh tế:

1.1. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn:

Chỉ tiêu:

Ổn định diện tích gieo trồng một số cây trồng chính: Lúa cả năm 1.765,34 ha, trong đó, diện tích theo tiêu chuẩn VietGap là 68 ha, sản lượng lúa 10.500 tấn; lạc 12 ha; sắn 25 ha; phát triển đàn lợn cố định 5.000 con; duy trì ổn định đàn trâu, bò; đẩy mạnh phát triển đàn gia cầm; trồng sen kết hợp nuôi trồng thủy sản 14 ha.

Giải pháp:

a, Trồng trọt: Tiếp tục triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp; tăng cường đầu tư thâm canh để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng theo đúng khung lịch thời vụ. Tập trung chỉ đạo sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGap: 68 ha (50 ha đã triển khai năm 2021; 18 ha triển khai năm 2022); tiếp tục nhân rộng mô hình trồng ném, kiệu ở các thôn có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp; khuyến khích mở rộng diện tích trồng cây rau màu cho thu hoạch trái vụ để nâng giá thành sản phẩm, tăng thu nhập. Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, liên kết, thúc đẩy từ sản xuất hàng hóa đến tiêu thụ sản phẩm, từng bước xây dựng vùng sản xuất chất lượng cao theo mô hình chuỗi giá trị. Xây dựng và triển khai dự án phát triển kinh tế nội đồng kết hợp chăn nuôi tập trung theo hướng an toàn sinh học.vận động nhân dân và kêu gọi đầu tư từ các nguồn lực trong, ngoài xã và tranh thủ nguồn hỗ trợ của cấp trên  nhằm phát triển các mô hình như: Nuôi gia công lợn của Công ty CP, trồng cây dược liệu,…tăng thu nhập cho nhân dân góp phần giảm nghèo bền vững.

b, Chăn nuôi: Tập trung vận động, khuyến khích hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại tại vùng cát nội đồng của xã; tập trung phát triển đàn gia súc, nhất là thực hiện có hiệu quả đề án tái phát triển đàn lợn, nâng cao chất lượng đàn; đẩy mạnh phát triển gia cầm; tăng cường công tác phòng, chống các loại dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; xây dựng kế hoạch tiếp nhận dự án nuôi gà kiến thả vườn thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững.

c, Lâm nghiệp và thủy sản: Tiếp tục khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhân rộng mô hình trồng sen kết hợp nuôi trồng thủy sản . Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ trên diện tích đất chưa sử dụng; trồng lại diện tích sau khai thác; tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng, công tác phòng cháy, chửa cháy rừng.

  1.2. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại:

  Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề nông thôn phát triển như nghề mộc, nề, gia công hàng may mặc, lưới cước, cơ khí, kinh doanh vật liệu xây dựng, vận tải,…; tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích các hộ kinh doanh, dịch vụ ổn định, phát triển sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19; Tập trung đầu tư hạ tầng để khuyến khích phát triển kinh doanh, dịch vụ khu trung tâm thương mại (khu vực chợ Phong Chương), dọc tỉnh lộ 4, tỉnh lộ 6 và khu vực đường cứu hộ- cứu nạn,...

1.3. Về  quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ bản:

Chỉ tiêu:

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng với tổng đầu tư xây dựng cơ bản do xã quản lý khoảng khoảng 15 tỷ đồng; bê tông hoá giao thông nông thôn 6 km, kiên cố hoá kênh mương 1km.

Giải pháp:

Tiếp tục thực hiện quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch trang trại; vận động nhân dân hiến đất, đổi đất để hình thành các khu trang trại tập trung; tranh thủ các nguồn vốn từ các chương trình, dự án và nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn huy động trong nhân dân, thực hiện chủ trương bán đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới. Đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản. Năm 2022 phấn đấu tiếp tục thực hiện các hạng mục công trình sau: Hạ tầng quy hoạch các điểm dân cư nông thôn mới (chợ Phong Chương, thôn Trung Thạnh); nâng cấp, sửa chữa nhà sinh hoạt cộng đồng các thôn; hệ thống kênh mương, đường giao thông nông thôn; mở rộng, nâng cấp đường ra lăng mộ Nguyễn Tri Phương; nâng cấp NTLS, Trạm Y tế; nâng cấp, sửa chữa trạm bơm Lương Mai, Ma Nê; xây dựng, sửa chữa các hạng mục tại các trường học để đạt chuẩn quốc gia.

1.4. Công tác quản lý đất đai tài nguyên và môi trường:

Giải pháp:

  Tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn; hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai để thuận lợi trong quá trình quản lý; tập trung và đẩy nhanh  hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tất cả các loại đất cho nhân dân; hoàn chỉnh việc lập hồ sơ và đầu tư cơ sở hạ tầng để tổ chức bán đấu giá nhận quyền sử dụng đất theo quy hoạch, đồng thời tập trung quy hoạch phân lô đất ở xen ghép để giao đất ở cho hộ gia đình chính sách, hộ khó khăn không có điều kiện đấu giá.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào “Ngày chủ nhật xanh”, “Chống rác thải nhựa” và “Nói không với sản phẩm ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh – Sạch -  Sáng”, Thành phố bốn mùa hoa , Mai vàng trước ngỏ”. Chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân phân loại rác tại nhà.

1.5. Về quản lý tài chính - ngân sách:

Chỉ tiêu:

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 7.835 triệu đồng, trong đó, thu từ đấu giá quyền sử dụng đất 7.000 triệu đồng.

          Giải pháp:

          Tăng cường công tác quản lý thu, chi ngân sách, tổ chức thu tốt các nguồn thu trên địa bàn, thực hành tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, phấn đấu thu ngân sách tăng hơn 12% so với năm 2021. Đẩy mạnh  khai thác có hiệu quả các nguồn thu ngân sách, nhất là các nguồn thu từ nguồn đấu hoặc giao đất cho nhân dân, tận dụng tối đa các nguồn thu khác được nhà nước phân cấp cho ngân sách xã. Ưu tiên chi ngân sách cho đầu tư phát triển, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, trong đó ưu tiên nguồn bán đấu giá đất để xây dựng nông thôn mới.

Lập kế hoạch nhu cầu vay vốn của nhân dân để tranh thủ nguồn vốn vay của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội, quản lý và hướng dẫn sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả.

1.6. Phát triển các thành phần kinh tế:

Giải pháp:

Tiếp tục chỉ đạo các hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động theo hướng đa dạng các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phát triển và quản lý tốt nguồn vốn;

tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế trang trại, gia trại; hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ kinh doanh cá thể ổn định, phát triển kinh doanh trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của các hợp tác xã về thực hiện chuyển đổi theo Luật hợp tác xã năm 2012.

1.7. Xây dựng nông thôn mới:

Giải pháp:

Đến năm 2021 xã Phong Chương đã đạt được 15/19 tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới, trong năm 2022 tập trung, huy động mọi nguồn lực để tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, trong đó ưu tiên các điều kiện để phát triển kinh tế toàn diện, tăng thu nhập cho nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo đồng ruộng sau dồn điền, đổi thửa để tăng giá trị so sánh trên diện tích; tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; đầu tư hạ tầng cho sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo, ưu tiên các hạng mục xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục giải phóng mặt bằng, đầu tư phát triển hệ thống giao thông theo cơ chế đặt thù để xã sớm đạt tiêu chí giao thông theo chuẩn nông thôn mới. Đặc biệt quan tâm đầu tư mạnh vào các tiêu chí chưa đạt để đảm bảo xã đạt chuẩn Nông thôn mới theo lộ trình mà Nghị quyết của Đảng bộ và Nghị quyết của HĐND xã đã đề ra, đó là: Tiêu chí số 02 về Giao thông, tiêu chí số 05 về Trường học, tiêu chí số 10 về Thu nhập và tiêu chí số 17 về Môi trường.

2. Lĩnh vực văn hóa – xã hội:  

  2.1. Phát triển giáo dục - đào tạo:

  Chỉ tiêu:

  Tỷ lệ huy động học sinh: Nhà trẻ: >42%, mẫu giáo: >98%, trong đó trẻ 5 tuổi: 100%; tiểu học 100%; trung học cơ sở: >99%, trung học phổ thông: >93%. Tập trung đầu tư xây dựng trường Mầm non Phong Chương 1 và  trường Mầm non Phong Chương 2 đạt chuẩn quốc gia.

            Giải pháp:

  Vận động  phụ huynh học sinh đưa trẻ trong độ tuổi, vận động học sinh các bậc học đến trường học tập trung khi có chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền nhưng phải có biện pháp đảm bảo an toàn trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19; duy trì ổn định số lượng huy động học sinh trong năm học. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, quan tâm giáo dục kỹ năng sống. Thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học theo chủ đề năm học; làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài; tăng cường đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất cho các trường bảo đảm đạt chuẩn quốc gia.

2.2. Phát triển Y tế, chú trọng công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình, trẻ em:

Chỉ tiêu:

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 0,9%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 6,50%; giảm tỷ lệ người sinh con thứ ba trở lên xuống dưới 19%.

Giải pháp:

Tiếp tục duy trì công tác chủ động phòng chống các loại dịch bệnh, đặc biệt là là các biện pháp quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19; đẩy mạnh công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác kiểm tra hành nghề y dược tư nhân, duy trì xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân về vệ sinh môi trường, phòng bệnh; làm tốt công tác phòng ngừa dịch bệnh. Thực hiện tốt công tác truyền thông về dân số-kế hoạch hóa gia đình. Bảo vệ quyền trẻ em; quan tâm nâng cao thể chất, đời sống tinh thần cho trẻ em.       

2.3. Phát triển văn hoá, thông tin, thể dục thể thao:

Chỉ tiêu:

 Phấn đấu 100% thôn, cơ quan được công nhận đạt chuẩn văn hóa theo từng giai đoạn, trên 96% gia đình đạt chuẩn văn hóa.

Giải pháp:

Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, chỉ đạo hướng dẫn các thôn, cơ quan, đơn vị tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung quy ước văn hóa, nâng cao chất lượng thực hiện nội dung quy ước để đảm bảo phù hợp với thực tiển và phát triển trong từng giai đoạn; khu dân cư đảm bảo an toàn về ANTT; phòng, chống bạo lực gia đình; đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn xã.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao chất lượng nội dung thông tin, tuyên truyền về pháp luật, phục vụ công tác lãnh, chỉ đạo cùa đảng và chính quyền các cấp, các sự kiện chính trị của địa phương, đất nước.

Quan tâm đầu tư xây dựng nâng cấp, sửa chữa các thiết chế văn hóa (ưu tiên sửa chữa nhà sinh hoạt cộng đồng của các thôn hiện đã xuống cấp, hư hỏng); huy động nguồn lực xã hội hóa trên lĩnh vực thể dục, thể thao, nhất là việc đầu tư xây dựng các sân, bãi phục vụ cho nhu cầu tập luyện của các tầng lớp nhân dân và phục vụ hoạt động giao lưu, thi đấu.

2.4. Chính sách, xã hội, lao động việc làm, an sinh xã hội:

Chỉ tiêu:

Hoàn thành việc xây dựng Đền Liệt sỹ xã. Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5% (theo chuẩn mới); giải quyết việc làm cho 200-250 lao động, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài khoảng 10 người.

  Giải pháp:

Thực hiện tốt các chính sách cho đối tượng có công, đối tượng xã hội; tiếp tục triển khai xây dựng nhà cho đối tượng chính sách,đối tượng xã hội đang khó khăn về nhà ở; tiếp tục huy động kinh phí để hoàn thành việc xây dựng Đền Liệt sỹ xã.

  Thực hiện tốtcác chương trình về phát triển kinh tế-xã hội gắn với các giải pháp giảm nghèo bền vững; quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, nhất là đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người già cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Phối hợp với các trung tâm dạy nghề tổ chức dạy nghề và giới thiệu việc làm, đồng thời phối hợp với các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để thực hiện hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; tuyên truyền, vận động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Lĩnh vực quốc phòng và an ninh:

Giải pháp:

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc. Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng để không ngừng nâng cao cảnh giác trong cán bộ và nhân dân. Thực hiện tốt công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ bảo đảm công khai, dân chủ, hoàn thành chỉ tiêu giao quân năm 2022; quản lý tốt lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên, đồng thời thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội; thực hiện tốt công tác huấn luyện quân sự, giáo dục quốc phòng toàn dân.

Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Củng cố, duy trì hoạt động của các tổ chức quần chúng tham gia giữ gìn ANTT ở cơ sở. Thực hiện tốt chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, chủ động phòng ngừa và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ địch, ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả các tai, tệ nạn xã hội, giữ vững ANCT và TTAT xã hội trên địa bàn. Tham mưu phối hợp MTTQVN xã chỉ đạo các tổ chức thành viên tích cực vận động nhân dân, cán bộ, đoàn viên, hội viên tham gia công tác giữ gìn ANTT; tự giác chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định, quy ước văn hóa của địa phương, cơ sở. Tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, cán bộ tham gia giữ gìn ANTT; phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; giúp đỡ, cảm hóa giáo dục người lầm lổi tại cộng đồng dân cư.

Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động tôn giáo, hoạt động của người nước ngoài đến tham quan, đầu tư tại địa bàn, Việt kiều về thăm thân; nắm tình hình, phát hiện những mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện và dư luận không tốt trong nhân dân để chấn chỉnh, xử lý không để phát sinh, phát triển phức tạp.

Chú trọng công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, nhất là rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án phòng chống lụt, bão để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất khi có lụt, bão xãy ra, đặc biệt không để xãy ra thiệt hại về người do chủ quan.

Thành lập ở mỗi thôn 01 đội Dân phòng để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

 4. Xây dựng chính quyền và tăng cường pháp chế XHCN:

Giải pháp:

Củng cố, tăng cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, chú trọng tuyên truyền, phổ biến các luật, các văn bản dưới luật liên quan thiết thực đến người dân để nâng cao nhận thức và việc chấp hành của người dân; chỉ đạo thực hiện tốt quy chế công khai, dân chủ ở cơ sở, chế độ tiếp dân và giải quyết đơn thư của công dân; phát động nhân dân tham gia đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Tăng cường công tác phối hợp giữa UBND xã với mặt trận và các đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính. Thực hiện tốt Đề án Xây dựng Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại; tiếp tục kiện toàn bộ máy chính quyền, cán bộ, công chức đảm bảo phù hợp, chất lượng và đúng quy định. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hành chính, nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức.

          Tăng cường công tác phối hợp giữa các ban, ngành, giữa cán bộ, công chức, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong thực hiện phòng chống tham nhũng.

          Đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả Quy chế văn hóa công sở, Quy tắc ứng xử và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức.

          Tiếp tục phát động phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực, chú trọng phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”; thường xuyên làm tốt công tác phát hiện, nhân điển hình tiên tiến trên địa bàn xã.

          Đảm bảo các điều kiện cho các kỳ họp của HĐND xã.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 77